Hooligan trong bóng đá là gì mà nhiều người khi nhắc đến đều cảm thấy lo lắng. Tìm hiểu lịch sử về thuật ngữ này ngay nhé!
Tóm Tắt
Hooligan là gì?
Hooligan là gì mà mỗi khi nhắc đến mọi người đều sợ hãi. Bất kể cái gì điều có mặt tốt và mặt xấu của nó. Kể cả con người cũng có người tốt và người xấu. Dù là trong cuộc sống hằng ngày hay trong game, thể thao. Điều có những mặt trái ngược nhau. Thế Hooligan trong bóng đá nên được xem là yếu tố đặc biệt hay là một mối đe dọa.
Hooligan là một thuật ngữ tiếng anh ám chỉ những cổ động viên quá khích. Những đối tượng này thường làm những hành động phản cảm. Không những thế còn gây ảnh hưởng đến trận đấu thể thao. Không chỉ riêng bóng đá, môn thể thao nào cũng có thể tồn tại hooligan.
Những cổ động viên quá khích này đã xuất hiện từ rất lâu.

Những cổ động viên quá khích gây nguy hiểm cho bóng đá
Cùng với sự phát triển của thể thao, thì tên Hooligan dần xuất hiện. Dùng để bao quát những thành phần bất hảo khi tham gia cổ động thể thao. Tên này chính thức được sử dụng vào năm 1980.
Ở những nước châu Âu, bóng đá khá phổ biến. Kèm theo đó những thành phần quá khích sẽ lấy cớ xem bóng đá để gây bạo loạn. Cũng có thể lúc đầu là xem thật sau đó tấn công cầu thủ, trọng tài, đánh đập người dân.
Ở nước ta với tinh thần bóng đá cao như vậy không thể không có hooligan. Tuy không xuất hiện tình trạng mất kiểm soát do bạo lực. Nhưng những tình huống quấy rối vần thường có.
Lịch sử bóng đá trên thế giới gắn với Hooligan
Những vụ bạo động khi tham gia cổ vũ xuất hiện không ít trong lịch sử bóng đá. Nó chứng kiến nhiều sự chấn thương cùng tử vọng của hàng trăm người. Tuy hậu quả đó từ nhiều nguyên nhân nhưng do Hooligan là chủ yếu. Nhiều vụ tốn nhiều giấy mực của thế giới thể thao như:
Tại sân vận động thủ đô Lima của Peru có 318 người tử vong và 500 người bị thương. Sự việc này xảy ra vào ngày 24 tháng 5 năm 1964. Nguyên nhân là do đội tuyển Argentina đã thắng Peru trong trận giành vé tham dự Olympic.
Đỉnh điểm là tại phút 88 trọng tài đã từ chối bàn thắng của đội tuyển Peru. Sau đó các Hooligan đã lao vào đánh đập để phản đối rồi dẫn đến hậu quả như vậy. Do đó cái tên “ Thảm họa Lima” đã xuất hiện từ đây. Luôn làm người nghe sợ hãi khi nhắc đến Hooligan.
Một sự việc khác ở Haiti tại thủ dod Port-au-Prince. Xảy ra vụ việc ngày 6 tháng 12 năm 1976. Trận đấu giữa đội chủ nhà và Cuba trong vòng loại World Cup. Không có gì xảy ra nếu đội khách không đốt pháo ăn mừng bàn thắng.
Do một số cổ động viên nghe nhầm là tiếng súng nên đá tấn công nhân viên an ninh. Một sự cố đã xảy ra là súng bị cướp cò khiến 2 đứa bé bị tử vong. Sau đó làm đám đông hoảng sợ dẫn đến thêm 4 người tử vong. Tuy đơn thuần là mừng chiến thắng nhưng đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Lịch sử bóng đá về các CĐV nguy hiểm này
Vụ việc lớn hơn là ở Brussel của Bỉ. Xảy ra vào ngày 29 tháng 5 năm 1985. Một trận đấu chung kết cúp C1 châu u giữa Juventus và Liverpool. Do các cổ động viên Anh gây rối dẫn đến sập bức tường ngăn khán đài. Đã gây ra hậu quả là 33 người chết. Liên đoàn bóng đá châu u đã đưa ra quyết định xử phạt.
Là không cho các CLB Anh tham gia tại sân chơi này trong vòng 5 năm. Điều này đã trở thành một điều khắc sâu vào tâm trí người hâm mộ bóng đá trên thế giới. Mỗi khi nhắc đến Hooligan thì không thể nào quên được nỗi nhục nhã trong sự nghiệp bóng đá.
Cũng là nước Anh tại giải Premier League. Một thảm họa xảy ra ở Sheffield vào ngày 15 tháng 4 năm 1989. Nó được gọi là thảm họa Hillsborough. Trận đấu giữa Nottingham Forest và Liverpool tại bán kết FA Cúp. Nguyên nhân vụ việc vẫn gây nhiều tranh cãi. Với sự tử vong của 96 người và 766 người bị thương. Do sự xô đẩy, chen lấn từ các cổ động viên.
Hooligan ở bóng đá Việt Nam như thế nào ?
Việt Nam vẫn không thoát khỏi lời nguyền của Hooligan. Tuy nhiên do sự chú trọng an toàn từ cơ quan an ninh. Nên nước ta may mắn phần nào đã không xảy ra vụ việc gì nghiêm trọng. Nhưng nó dần phát triển và đang như lời cảnh báo đến nền bóng đá Việt Nam. Một số sự việc như đốt pháo sáng tại Lạch Tray, và một số sân khách. Xuất phát từ các cổ động viên Hải Phòng.
Tại sân Hàng Đẫy có ẩu đả xảy ra với lực lượng an ninh. Hay là sự xung đột ở Vinh. Tuy đều đã nhận hình phạt thích đáng nhưng vẫn không khắc phục được. Sự việc tương tự vẫn xảy ra sau đó. Tổ chức V-League đã đưa ra nhiều xử phạt đến hiện tại cho những vụ gây xung đột. Có một số trường hợp trọng tài còn phải bẻ còi do bị uy hiếp từ các cổ động viên.
Ở AFF Cup 2016 đội tuyển Indonesia từng hết hồn bởi Hooligan Việt Nam. Vụ việc là các cổ động viên ném đá vỡ kính xe chở cầu thủ đội bạn. Điều này đã làm mất điểm về cách cư xử của Việt Nam trên thế giới.
Ngoài ra còn xuất hiện việc cổ động viên bao vây phòng vé, đe dọa, gây rối. Khiến cho việt phát vé khó khăn hơn. Có khi còn xuất hiện hội cựu chiến binh bao vây phòng vé VFF. Những hình ảnh đó làm xấu đi phong tục cổ vũ đẹp đẽ với sự yêu thích thể thao.
Vấn đề liên quan đến Hooligan liên là chủ đề hot cần phải ưu tiên giải quyết. Với sự yêu thích bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. Thì các tổ chức chính phủ cần đưa ra những xử phạt rõ ràng hơn về cổ động viên. Xử phạt thật nghiêm để răn đe những thành phần không tốt trong cổ động. Làm như vậy để xóa bỏ Hooligan khỏi giới thể thao.